Bối cảnh Đảo chính Myanmar 2021

Myanmar chịu sự cai trị trực tiếp của quân đội kể từ cuộc đảo chính năm 1962. Aung San Suu Kyi, con gái của người sáng lập đất nước Myanmar hiện đại là Aung San, đã trở thành một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng. Năm 1990, bầu cử tự do được quân đội cho phép đã dẫn đến chiến thắng vang dội cho đảng chính trị của Kyi; tuy nhiên, quân đội từ chối chuyển giao quyền lực và quản thúc bà tại gia. Từ năm 2011 đến 2015, chuyển đổi dân chủ dự kiến đã bắt đầu, và cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 2015 đã mang lại chiến thắng cho đảng của bà Suu Kyi, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ. Tuy nhiên, quân đội vẫn giữ được quyền lực đáng kể, bao gồm quyền chỉ định 1/4 các thành viên Quốc hội.[6][7]

Nỗ lực đảo chính năm 2021 diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8 tháng 11 năm 2020, trong đó Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã giành được 396 trong số 476 ghế trong quốc hội, một chiến thắng thậm chí còn lớn hơn so với tới bầu cử 2015. Đảng ủy nhiệm của quân đội là Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển chỉ giành được 33 ghế.[4]

Quân đội phản đối kết quả, cho rằng cuộc bỏ phiếu là gian lận. Âm mưu đảo chính đã được tồn tại trong vài ngày khiến các cường quốc phương Tây như Anh, Pháp, ÚcHoa Kỳ quan ngại.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo chính Myanmar 2021 http://www.xinhuanet.com/english/2021-02/01/c_1397... http://www.xinhuanet.com/english/2021-02/01/c_1397... //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.foreignminister.gov.au/minister/marise... https://www.bbc.com/news/world-asia-55882489 https://www.bloomberg.com/quicktake/myanmars-trans... https://www.cnbc.com/2021/01/29/un-and-western-emb... https://www.nytimes.com/2021/01/31/world/asia/myan... https://www.voanews.com/east-asia-pacific/myanmar-... https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/...